CÁCH BỔ SUNG SẮT CHO BÀ BẦU MANG THAI NHƯ THẾ NÀO CHO HỢP LÝ?

Nhu cầu về sắt của phụ nữ tăng cao trong giai đoạn mang thai, vì vậy cần chủ ý bổ sung sắt cho bà bầu đúng và đủ để có thai kỳ khỏe mạnh. Theo một số thống kê, có đến 52% phụ nữ mang thai ở các nước đang phát triển bị thiếu máu do thiếu sắt. Việc thiếu máu do thiếu sắt kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Table of Contents

1. Tác động bất lợi lên hệ miễn dịch. Thiếu sắt cũng liên quan đến việc giảm sự phát triển nhận thức thần kinh.

Vai trò của sắt đối với phụ nữ mang thai

Sắt có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể. Sắt khi kết hợp cùng protein sẽ tạo ra huyết sắc tố hemoglobin, vận chuyển O2 và CO2, giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu và tham gia vào thành phần của các men oxy hóa khử.
Từ ngày thứ 18 thì phôi đã có mầm mống để hình thành não, và khi thai được 3 tháng tuổi noãn đã phát triển đầy đủ các thành phần. Thời điểm thai ở tuần 20 là cột mốc quan trọng trong khi phát triển của thai nhi, lúc này noãn phát triển mạnh mẽ về khối lượng và hoàn thiện về chức năng. Từ thai kỳ 20 tuần đến lúc em bé chào đời, kích thước của não sẽ tăng gấp 6 lần, các tế bào thần kinh có kết nối phức tạp hơn.
Sự tăng trưởng của não đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển, tư duy, khả năng học hỏi và trí nhớ của em bé. Quá trình này cần cung cấp nhiều dưỡng chất như sắt, axit folic, các vitamin như vitamin B6, B12, mangan, đồng, iod, vitamin D, cholin, kẽm…
“Một sản phụ khỏe mạnh và thai nhi nặng khoảng 3.3 kg thì người mẹ cần sản xuất thêm 1250ml máu để có thể cung cấp nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thai kỳ. Vì vậy việc cung cấp sắt cho mẹ bầu là vô cùng quan trọng cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.”
Theo một số nghiên cứu nếu mẹ bầu không được bổ sung sắt trong thai kỳ có thể dẫn đến nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, gây nên các hiện tượng như chóng mặt, buồn nôn… nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến sự phát triển về não bộ của em bé. Vì vậy phụ nữ đang có dự định mang thai và đang trong thai kỳ nên được thăm khám với bác sĩ và nghe tư vấn về việc bổ sung sắt ngừa thiếu máu do thiếu sắt.
Thiếu máu khi mang thai khiến phụ nữ có nguy cơ có kết quả thai kỳ kém, bao gồm cả tử vong mẹ; điều này cũng làm tăng nguy cơ tử vong chu sinh, sinh non và nhẹ cân. Trẻ sơ sinh có mẹ bị thiếu máu có lượng sắt dự trữ ít hơn một nửa so với bình thường. Tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm tăng lên ở những người thiếu sắt, do thiếu sắt sẽ gây

2 .Mẹ bầu khi nào nên bổ sung sắt?

Bổ sung sắt cho bà bầu nên được thực hiện từ tháng thứ mấy của thai kỳ? Theo thông tin từ viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, phụ nữ mang thai cần bổ sung sắt từ những tháng đầu của thai kỳ, trong lần thăm khám đầu tiên.

Việc bổ sung sắt có thể thông qua việc ăn uống, tuy nhiên các thực phẩm hằng ngày chỉ cung cấp khoảng 13% nhu cầu sắt cần có, vì vậy mẹ cần bổ sung thêm sắt bằng việc sử dụng các viên uống sắt dành cho bà bầu.

Phụ nữ đang có dự định mang thai có thể uống bổ sung sắt trước thời gian mang thai từ 1-3 tháng.

3.Thai phụ cần bổ sung bao nhiêu sắt mỗi ngày?

Việc bổ sung sắt cho bà bầu nên bắt đầu càng sớm nhất có thể. Khuyến cáo tương tự đối với nhóm thai phụ mang thai không bị thiếu máu, đồng thời với việc kiểm tra tình trạng thiếu máu ở thời kỳ tiền sản và hậu sản, ngăn chặn và kiểm soát bệnh lý sốt rét, nhiễm giun móc.Theo một tổng quan Cochrane đánh giá về những lợi ích và tác hại của việc bổ sung sắt ở phụ nữ mang thai khỏe mạnh bao gồm 60 nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng trên 27.402 phụ nữ từ 30 quốc gia khác nhau. Trong đó 43 thử nghiệm đủ tiêu chuẩn, 16 thử nghiệm có chất lượng được đánh giá rất cao…Kết quả đã cho thấy những phụ nữ bổ sung sắt hàng ngày giảm nguy cơ sinh nhẹ cân nhẹ cân hơn, kết quả cân nặng trung bình lớn hơn 30,81g ở nhóm trẻ sơ sinh có mẹ nhận được sắt trong thai kỳ. Bổ sung sắt hàng ngày làm giảm 70% nguy cơ thiếu máu mẹ và 57% thiếu sắt trong thai kỳ.

Dựa trên các bằng chứng thu thập được, WHO khuyến cáo nâng cao ý thức về việc bổ sung sắt cho mẹ bầu, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Theo WHO, khoảng 30,2% phụ nữ trên thế giới không mang thai bị thiếu máu.

4.Bổ sung quá nhiều sắt có gây tác dụng phụ không?

Việc bổ sung sắt không đúng cách có thể mang đến những tác dụng phụ không mong muốn cho mẹ bầu. Dùng các loại thực phẩm và thuốc bổ sung sắt giúp mẹ bầu đảm bảo được nhu cầu sắt hàng ngày. Tuy nhiên việc sử dụng dụng các viên uống bổ sung sắt cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý mua thuốc bổ sung sắt khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Việc bổ sung sắt không đúng cách dẫn đến tình trạng quá liều lượng trong một thời gian dài sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xơ gan, đái tháo đường, bệnh xơ gan… Bên cạnh đó với những mẹ bầu thiếu máu không do thiếu sắt (người mắc một số bệnh như thiếu máu tán huyết, thalassemia, suy tủy hay thiếu máu do nhiễm độc chì…) không được tùy tiện dùng các loại thuốc có sắt.

Việc bổ sung sắt cho bà bầu cần được tham vấn bởi các chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm, mẹ bầu cần bổ sung đúng và đủ liều lượng, tránh tình trạng uống không đủ hoặc uống quá nhiều sắt đều dẫn đến những nguy cơ cho thai kỳ.

Những lưu ý mẹ có thai cần nhớ khi bổ sung sắt
Việc bổ sung sắt cho mẹ bầu là điều cần thiết cho mẹ và thai nhi trong bụng. Vì vậy làm sao để bổ sung sắt một cách tốt nhất, giúp mẹ hấp thu sắt hiệu quả là điều mà nhiều chị em quan tâm. Dưới đây là một số lưu ý về việc bổ sung sắt trong thai kỳ:

Shorten with AI

Những lưu ý mẹ có thai cần nhớ khi bổ sung sắt

  Việc bổ sung sắt cho mẹ bầu là điều cần thiết cho mẹ và thai nhi trong bụng. Vì vậy làm sao để bổ sung sắt một cách tốt nhất, giúp mẹ hấp thu sắt hiệu quả là điều mà nhiều chị em quan tâm. Dưới đây là một số lưu ý về việc bổ sung sắt trong thai kỳ: Sắt là chất dinh dưỡng khó hấp thu vì vậy mẹ bầu nên uống sắt khi đói bụng và uống kèm một số loại nước uống giàu vitamin C như nước chanh hoặc nước cam. Sắt cũng được khuyến nghị uống sau ăn 1-2 giờ để có thể hấp thụ tốt nhất.
Không nên sử dụng sắt cùng thời điểm với sữa hoặc các chế phẩm từ sữa, các thuốc bổ sung canxi hay các thực phẩm chứa nhiều canxi. Canxi sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt vì vậy thời điểm bổ sung sắt cần tránh không kết hợp chung với các thực phẩm hay sản phẩm chứa nhiều canxi.
Việc bổ sung sắt có thể có một số tác dụng phụ như gây nóng trong người hoặc táo bón, vì vậy khi sử dụng viên bổ sung sắt, mẹ cần uống nhiều nước, ăn thêm các thực phẩm giàu chất xơ để phòng táo bón. Bên cạnh đó nên uống sắt với nước đun sôi để nguội hoặc nước khoáng, tránh uống chung sắt với nước trà, cà phê vì các loại đồ uống này có thể làm giảm hấp thu sắt.

  • Mẹ bầu có thể uống sắt và các thức uống giàu vitamin C như nước cam để tăng hiệu quả hấp thụ.

Đừng quên bấm theo dõi Fanpage Facebook Bee Kid Shop để cập nhật thêm những thông tin mới về bé nhé !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *